当前位置:首页 > Kinh doanh > Nhận định, soi kèo Newcastle Jets vs Melbourne Victory, 13h00 ngày 8/2: Chủ nhà chìm sâu 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Trong lúc chờ cô sinh con suốt 7 tiếng, bốn người đàn ông này đều đứng ngồi không yên, thỉnh thoảng ngó vào kiểm tra xem tình hình của Tiểu Triệu thế nào. Một trong bốn người còn ôm mặt bật khóc rất to ngay trước cửa phòng sinh.
Khi em bé chào đời, y tá bước ra hỏi: "Ai là bố của đứa trẻ?" thì bất ngờ cả 4 người đàn ông đều đồng thanh nhận họ là cha khiến ai cũng sửng sốt. Điều kì lạ hơn là, cả 4 người "cha" này không hề ghen tuông lẫn nhau mà đều một lòng lo lắng cho mẹ con sản phụ. Chuyện gì đang xảy ra vậy?
Hóa ra cha ruột đứa trẻ là một người lính cứu hỏa, anh đã hy sinh khi dũng cảm xả thân cứu người trong một vụ hỏa hoạn, khi ấy Tiểu Triệu đang mang thai tháng thứ 6.
Bốn người đàn ông này vừa là đồng nghiệp, vừa là bạn bè thân thiết, vô cùng thương xót cho hoàn cảnh của Tiểu Triệu, vì vậy đã hứa rằng sẽ trở thành bố đỡ đầu của đứa trẻ để giúp đỡ cho cuộc sống của mẹ con cô bớt vất vả hơn phần nào.
Người sản phụ tuôn trào nước mắt khi thấy 4 người đồng đội của chồng túc trực bên ngoài. Các anh cũng xúc động không thôi khi nhìn thấy đứa trẻ.
Câu chuyện này đã khiến nhiều cư dân mạng Trung Quốc cảm phục trước tình cảm của 4 người đàn ông đối với gia đình của người đồng nghiệp quá cố.
Theo Sức khỏe và Đời sống
Một sản phụ vào phòng sinh, 4 người đàn ông chờ bên ngoài đều nhận là bố đứa trẻ
Gần đây, mạng xã hội chia sẻ những trang nhật ký của người bà viết cho đứa cháu gái của mình từ lúc cô mới chào đời. Câu chuyện cảm động khiến nhiều người rơi nước mắt.
Thông qua những dòng nhật ký, bà muốn cháu gái biết khoảng thời gian cô sinh ra, gia đình đã trải qua những thời khắc vô cùng khó khăn. Tuy vậy, bà vẫn vượt qua tất cả, dành hết tình yêu thương cho cô. Bà cũng muốn cô biết rằng, sự có mặt của cô là niềm hạnh phúc vô bờ của gia đình.
Nhật ký có đoạn: “26/10/2004. BC (Bảo Châu-PV) của ngoại - viên ngọc gia bảo của ngoại - ngoại viết những dòng chữ này lúc con tròn 1 tuổi. Ngoại viết để lại cho con. Khi con lớn lên đọc lại, con sẽ cảm nhận được khi con ra đời là hạnh phúc thế nào đối với gia đình. Con đúng là viên ngọc quý của ngoại…”.
Cháu gái trong những trang nhật ký đã ố màu nói trên là Lê Bảo Châu (SN 2003, TP.HCM). Ít ngày trước, trong lúc dọn nhà, Bảo Châu lại lấy cuốn nhật ký của bà ngoại ra đọc. Đây là kỷ vật bà để lại cho Bảo Châu trước lúc ra đi mãi mãi vì căn bệnh ung thư.
![]() |
Những trang nhật ký của bà ngoại Bảo Châu viết về đứa cháu gái yêu quý của mình. |
“Năm tôi học lớp 4 thì ngoại mất. Trước đó 2 năm, ngoại đã kiên cường chống chọi với căn bệnh ung thư. Lúc ngoại mất, mẹ đưa cho tôi một cuốn nhật ký và nói rằng đó là nhật ký của ngoại viết về tôi. Dù chỉ vài trang ngắn ngủi nhưng mỗi khi đọc những dòng chữ của ngoại, tôi lại rơi nước mắt”, Bảo Châu chia sẻ.
Bảo Châu khóc vì nhớ người bà quá cố của mình. Với Châu, bà ngoại không khác gì người mẹ thứ hai của cô. Bà đã dành cho Châu một tình thương yêu vô bờ bến, không gì đong đếm được.
Ngày Bảo Châu ra đời, cuộc hôn nhân của cha mẹ cô đổ vỡ. Châu vừa tròn 1 tháng tuổi, bố cô đòi ly dị vợ rồi dứt áo ra đi. Mẹ Châu đau đớn, một mình tần tảo nuôi con. Không còn trụ cột gia đình để dựa dẫm, bà bươn chải kiếm sống và gửi lại đứa con gái độc nhất cho mẹ ruột chăm nom.
Thế nên, ngay từ khi còn rất nhỏ, Bảo Châu đã ở cạnh bà ngoại. Bảo Châu kể: “Khi tôi còn nhỏ, mẹ bận đi làm cả ngày. Ngoại ở nhà vừa may đồ vừa chăm nom tôi. Lúc đó, nhà chỉ có hai bà cháu thủ thỉ với nhau suốt ngày”.
“Lúc còn nhỏ, tôi ốm nhom, yếu ớt lại dễ bị bệnh nên ngoại chăm rất kỹ. Ngoại đút cho tôi từng muỗng cơm. Ngoại luôn nhường cho tôi đồ ăn ngon. Lời nói dối đau lòng nhất mà tôi từng tin là: 'Ngoại chỉ thích ăn xương thôi. Con ăn thịt đi'”, cô gái chia sẻ thêm.
“Ngoại mong sống đến lúc tôi lập gia đình”
Gần gũi, thân thuộc với bà ngoại nên ngay từ khi còn rất nhỏ, Bảo Châu đã cảm nhận được tình yêu thương của bà dành cho mình. Những ký ức về tuổi thơ của Châu luôn gắn với hình ảnh bà ngoại.
“Ký ức của tôi tồn tại mãi những hình ảnh: bà mót từng sợi len đủ màu từ công xưởng về bện lại đan áo ấm cho tôi. Rồi lúc ngoại may đồ, tôi ngồi bên cắt chỉ. Lúc tôi 5 tuổi, ngoại dạy tôi học. Tôi thuộc bảng cửu chương từ đó. Đi chợ, ngoại cũng để tôi ngồi yên sau xe đạp. Bà cũng là người dạy tôi đạp xe đạp…”, Châu nhớ lại.
![]() |
Bà ngoại bế Bảo Châu lúc cô gái còn nhỏ. |
Ngày phát hiện bà ngoại mắc bệnh ung thư, Châu buồn bã nhưng chưa bao giờ nghĩ bà sẽ ra đi nhanh đến vậy. Khi biết tin bà ngoại sẽ không qua khỏi, Bảo Châu đau đớn tột cùng. Ba ngày đám tang bà ngoại là 3 ngày Châu chìm đắm trong nước mắt.
Khi gia đình tổ chức đám tang cho bà ngoại xong cũng là lúc Bảo Châu ngã quỵ, ốm liệt giường. Đi khám, bác sĩ cho biết Bảo Châu bị sốc tâm lý trước sự ra đi đột ngột của người cô yêu thương như mẹ ruột.
Bảo Châu nhớ lại: “Ngoại mất vào một chiều thứ Sáu. Tôi may mắn được gặp mặt ngoại lần cuối. Lúc đó, tôi cầm tay ngoại và không nói được gì, chỉ có khóc và khóc. Trước khi ra đi, ngoại không còn nói chuyện được nữa. Ngoại chỉ nằm đó, nắm chặt tay tôi như một lời từ biệt”.
“Trước đó, ngoại dặn mọi người không được cho tôi đeo khăn tang vì "sợ nặng đầu con bé". Khoảng thời gian trước khi mất, ngoại cũng không cho tôi ở gần. Sau này, tôi mới hiểu rằng, trước khi một người ra đi, họ sẽ tỏ ra chán ghét người mà họ yêu thương nhất để họ có thể thanh thản lúc nhắm mắt”, cô gái tâm sự.
Được mẹ trao lại cuốn nhật ký của bà ngoại, Bảo Châu luôn cất giữ như bảo vật của riêng mình. Cô cũng viết thêm những sự kiện quan trọng của mình vào cuốn nhật ký như một cách thay bà ngoại tiếp nối câu chuyện về cuộc đời mình.
Đến bây giờ, mỗi khi nhớ đến bà ngoại, Bảo Châu vẫn rưng rưng nước mắt. Ngoài thương nhớ người bà đáng kính, tâm trí cô gái trẻ gợn lên những niềm hối tiếc. Bảo Châu tiếc nuối khi chưa thể nói lời cám ơn, báo hiếu cho bà.
“Tôi nuối tiếc vì thời gian bên ngoại quá ngắn. Tôi chưa kịp làm gì cho ngoại, chưa kịp báo hiếu cho bà. Ngoại từng nói với tôi rằng, ngoại mong sống đến ngày tôi lập gia đình. Thế mà... Con nhớ ngoại lắm. Nếu thật sự có kiếp sau, con mong rằng mình vẫn là một gia đình!”, Bảo Châu nói trong niềm xúc động dâng trào.
Bài: Nguyễn Sơn
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Tranh thủ thời gian rảnh rỗi lúc chăm cháu, bà Thịnh cùng hai người bạn khác quyết định cải tạo bãi đất bỏ hoang phía sau chung cư để làm vườn trồng đủ loại rau sạch, yên tâm sử dụng suốt mùa dịch.
" alt="Đọc nhật ký bà ngoại để lại trước lúc lâm chung, cô gái khóc nức nở"/>Đọc nhật ký bà ngoại để lại trước lúc lâm chung, cô gái khóc nức nở
Câu chuyện gây tranh cãi gay gắt trên mạng xã hội ở đất nước tỷ dân.
Cô gái có biệt danh là Xiaoning, 24 tuổi, mới có mối tình đầu với một thầy giáo dạy toán ở trường trung học.
Xiaoning định giấu bố chuyện tình cảm nhưng một người cô đã nói với ông sau khi thấy ảnh Xiaoning cùng bạn trai trên mạng xã hội.
"Con thật thiếu suy nghĩ. Hãy chia tay với cậu ta đi", ông bố giận dữ gọi ngay cho con sau khi biết chuyện.
Sau đó, ông liên tục nhắn tin qua WeChat thuyết phục cô chấm dứt mối quan hệ. "Con đúng là ngốc, con đang tự đánh mất chính mình. Hãy dừng mối quan hệ với người đàn ông này và quay trở lại việc học hành", ông viết.
Khác với trước đây, lần này, Xiaoning không nghe lời bố. Cô đấu tranh, không chịu lùi bước trước sự tức giận của bố.
"Con thấy rằng mình đã trưởng thành và có chính kiến riêng. Bố yêu quý của con, đừng kiểm soát cuộc đời con nữa. Con tin rằng đã đến lúc bố cần học cách buông tay", cô nói.
Tuy nhiên, người bố độc đoán không dừng lại, ông tiếp tục chỉ trích Xiaoning và cho rằng đó chỉ là tình yêu trẻ con, cô cần tập trung học hành.
"Con có thể làm tốt hơn. Bố nghĩ con sẽ hạnh phúc hơn bố, cả về hôn nhân lẫn cuộc đời", ông nói.
Người dùng mạng xã hội Trung Quốc để lại nhiều bình luận bày tỏ sự bất bình với người bố. "Làm sao ông ấy có thể nói đó là tình yêu trẻ con khi cô gái đã 24 tuổi"; "Xiaoning nên hỏi bố xem ông ấy có mối tình đầu năm bao nhiêu tuổi",... người dùng mạng viết.
Cũng vì nhiều phụ huynh quá nghiêm khắc trong việc nuôi dạy con nên giới trẻ Trung Quốc luôn tìm cách che giấu mối quan hệ với gia đình. Họ sợ khi nói ra quá sớm sẽ bị cha mẹ ngăn cản, phản đối. Nếu nghe lời cha mẹ thì mất tình yêu, nếu chống đối thì bị cho là đứa con hư.
Chen Xiao, 21 tuổi, nhưng mẹ luôn nhắc nhở phải về nhà sớm khi trời tối vì "ở ngoài không an toàn đâu".
Cô nói dối mẹ đi tham dự bữa tiệc cùng một số bạn gái nhưng thực ra là có hẹn với bạn trai. Cô có 3 người bạn gái và họ là đồng minh bí mật, giúp cô trong những lần giấu bố mẹ đi chơi.
Bạn trai của Chen, Zhang Yi, hơn cô một tuổi và học cùng trường đại học ở Bắc Kinh. Mối quan hệ yêu đương của họ đã được 2 năm, bạn bè biết, giáo viên biết nhưng đó vẫn là bí mật giữa cô và gia đình.
"Tôi giữ bí mật vì không muốn bố mẹ biết. Họ chỉ làm cho mọi thứ phức tạp. Tôi muốn làm chủ mối quan hệ của mình. Cha mẹ yêu tôi nhiều đến mức họ cố gắng bảo vệ tôi theo cách không thể chấp nhận được", cô nói.
Con gái 24 tuổi có mối tình đầu, ông bố Trung Quốc làm chuyện bất ngờ
Nhận định, soi kèo Sociedad vs Espanyol, 0h30 ngày 10/2: Chờ đợi bất ngờ
Những ngày cuối năm, các cuộc tụ họp với gia đình và bạn bè lại dồn dập đến. Ngay cả trước đại dịch, việc giao tiếp xã hội liên tục cũng có thể gây quá tải.
Khi đại dịch Covid-19 hoành hành tại Mỹ vào mùa đông năm 2020, nhiều người lựa chọn tụ tập nhóm nhỏ hoặc ăn mừng năm mới với gia đình, bạn bè qua mạng. Một số thừa nhận việc này phù hợp với họ hơn gặp gỡ kiểu truyền thống, theo New York Times.
Hiện nay, các hạn chế về giãn cách được nới lỏng, những cuộc tụ tập lớn đang quay trở lại, trong khi nhiều người không còn thoải mái với điều đó.
Nếu bạn đang cảm thấy mệt mỏi vì những cuộc gặp mặt dịp cuối năm, dưới đây là một số phương pháp để giúp bạn cân bằng cuộc sống tốt hơn.
Lựa chọn những người bạn thật sự muốn gặp
Phó giáo sư kiêm bác sĩ tâm thần Paula Zimbrean, hiện công tác tại trường Y Đại học Yale (Mỹ), cho biết: "Dịp cuối năm là cơ hội để ta đánh giá những mối quan hệ có ý nghĩa với bản thân và thời gian ta muốn dành cho chúng". Một số người nhận ra việc chấp nhận tất cả lời mời khiến kỳ nghỉ lễ "kém vui vẻ và bận rộn không cần thiết".
Theo Ty David Lerman, nhà trị liệu tâm lý ở Houston (Mỹ), bạn chỉ nên nhận lời với những sự kiện khiến bạn thốt lên: "Chắc chắn rồi, tôi sẽ đến". Nếu không quá hào hứng về buổi gặp mặt, bạn có thể bỏ qua.
Sarah Ahmed, làm việc tại phòng khám tâm lý ở Toronto (Canada), khuyên mọi người lắng nghe cơ thể để biết giới hạn của bản thân về việc giao tiếp. Theo Ahmed, những triệu chứng phổ biến của lo âu xã hội bao gồm kiệt sức, đau đầu, đổ mồ hôi, buồn nôn và nhịp tim tăng.
Nếu từ chối, bạn nên làm điều đó càng sớm càng tốt và giải thích ngắn gọn, lịch sự, chẳng hạn như "Rất tiếc phải bỏ qua dịp lần này" hay "Cảm ơn vì lời mời, nhưng tôi đã có kế hoạch khác".
Nhẹ nhàng với bản thân
Tiến sĩ Thema Bryant, giáo sư tâm lý học tại Đại học Pepperdine (Mỹ), gợi ý: "Trước khi đến buổi gặp, bạn có thể làm những điều giúp bản thân bình tĩnh và vui vẻ hơn".
Bà cũng khuyên mọi người lên kế hoạch chăm sóc bản thân sau mỗi buổi tụ tập để lấy lại năng lượng, ví dụ như tắm nước nóng, thưởng trà hoặc gọi cho ai đó mình tin tưởng.
Nếu cảm thấy choáng ngợp tại một buổi gặp mặt, bạn nên để bản thân có chút không gian bằng cách đi dạo, hít thở không khí trong lành. Chẳng hạn, khi tụ tập tại nhà, bạn có thể tình nguyện chạy đi mua đồ cho buổi liên hoan.
Việc thừa nhận sự khó xử trong giao tiếp là một cách tốt để bắt đầu cuộc trò chuyện, nhất là trong bối cảnh cả xã hội vừa bước ra khỏi đợt giãn cách dài. Bạn có thể nói: "Não tôi đang nhớ lại cách giao tiếp trước đây, nên hãy bỏ qua nếu tôi có chút ngượng ngùng nhé".
Nếu không định nán lại lâu, hãy thông báo trước
Nếu chỉ muốn tham gia buổi tụ tập trong khoảng thời gian ngắn, bạn nên thông báo với người chủ trì hoặc hỏi họ về thời điểm thích hợp để ghé qua.
Nếu người chủ trì không có yêu cầu cụ thể nào, thời điểm lý tưởng để xuất hiện với người có nỗi lo âu xã hội là ngay vào lúc bắt đầu. Hầu hết khách mời sẽ không tới đúng giờ nên bạn có thể từ từ bắt chuyện thay vì bước vào một nơi chật ních người.
Trong buổi họp mặt gia đình, nếu bạn chỉ định tham dự một lát, hãy thông báo cho mọi người sớm nhất có thể, ngay từ bước lên kế hoạch.
Cố gắng tận hưởng khoảnh khắc gặp mặt
Khi giao tiếp với người khác, bạn có thể bắt đầu bằng cách làm những điều giúp mình cảm thấy an toàn, thoải mái. Sau đó, hãy cố gắng tận hưởng khoảnh khắc sum họp cùng gia đình và bạn bè mà bạn đã phải chờ đợi suốt thời gian giãn cách.
Tiến sĩ Lerman gợi ý rằng bạn có thể suy ngẫm về lý do mình có mặt tại buổi tụ tập để cảm thấy thư giãn hơn.
"Hãy nói với bản thân: 'Tôi sẽ tập trung vào việc ăn mừng cùng bạn mình' hoặc 'Tôi yêu bạn đời của mình và hiểu rằng điều này có ý nghĩa rất lớn với họ, vậy nên tôi sẽ cố gắng ở đây vì họ và bỏ qua những điều tôi không thể kiểm soát'", tiến sĩ Lerman nói.
Ông cũng cho rằng hít thở sâu là một kỹ thuật hiệu quả để đối phó với những phản ứng căng thẳng khi giao tiếp. Bạn có thể hít thở sâu lúc trò chuyện để nhận thức thực tại và tránh sự hoảng loạn, tê liệt vì lo âu.
Theo Zing
Nhiều người lao động xứ kim chi, đặc biệt là nhóm trẻ tuổi, lo lắng khi trở lại công ty đồng nghĩa với những cuộc nhậu nhẹt ép buộc sau giờ làm và mất đi thời gian riêng tư.
" alt="Cách để tránh căng thẳng vào các dịp tụ tập cuối năm"/>Nguyên liệu làm nem rán:
![]() |
- Thịt vai: 400g (nên chọn thịt sấn vai có cả mỡ)
- Hành tây: 1 củ nhỏ
- Giá đỗ: 150gr
- Cà rốt: 1 củ nhỏ
- Su hào: Nửa củ
- 100g miến, vài cái nấm hương, mộc nhĩ
- 2 quả trứng
- Hành hoa, rau mùi, hạt tiêu, mắm, gia vị
- Vỏ bánh đa nem: 35 – 40 cái
Cách làm nem rán:
- Bước 1 (sơ chế nguyên liệu): Thịt mua về rửa sạch, băm nhuyễn hoặc cho vào máy xay sinh tố xay thật nhuyễn.
Các loại rau củ quả để làm nem như hành tây, cà rốt, su hào, hành lá, rau mùi, giá đỗ thái và băm thật nhỏ.
Cà rốt, su hào thái chỉ, sợi dài khoảng 3 -4 cm.
Ngâm miến trong nước ấm tầm 30 độ C khoảng 5 phút cho mềm rồi cắt ngắn.
Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nước nóng cho nở, cắt bỏ phần rễ và chân nấm già, thái nhỏ.
![]() |
- Bước 2: Cho tất cả các nguyên liệu làm nem rán đã chuẩn bị ở các bước trên vào một âu lớn. Cho thêm một thìa ăn cơm dầu ăn, thêm hạt tiêu, mắm, gia vị, hạt nêm. Đập thêm 2 quả trứng vào âu.
- Bước 3: Trải bánh đa nem ra (nên trải trên thớt hoặc mâm bằng phẳng, dùng tay nhúng vào bia hoặc dấm để vỏ bánh được giòn rồi xoa đều quanh mặt chiếc bánh).
![]() |
Xúc một lượng nhân thịt nem đặt vào bánh đa, cuộn 1 vòng cho kín rồi gập hai đầu hai bên lại.
Cuộn tiếp vòng nữa cho đến hết chiếc bánh đa nem là được.
Lưu ý khi cuốn nem bạn nên cuốn tất cả các nem một lượng bằng nhau, cuộn chặt tay, để những chiếc nem được đều nhau và khi rán nem không bị vỡ vụn.
- Bước 4: Đun sôi dầu ăn đến lúc già, cho nem vào rán qua, khi ăn sẽ rán nem lại 1 lần nữa cho chín vàng đều là được.
![]() |
![]() |
Khi rán nem bạn rán cho một mặt vàng đều rồi lật sang mặt dưới rán đến khi nem chuyển màu vàng cánh gián. |
Món nem rán ngon nhất khi thưởng thức nóng. Một yếu tố nữa quyết định đến món nem rán có ngon hay không là nước chấm nem. Cách pha nước chấm nem chuẩn nhất là theo công thức: 1 chua - 1 ngọt - 1 mắm - 4 nước.
Tức là khi pha nước chấm nem thì bạn dùng 1 chiếc thìa nhỏ ăn cơm để đong các nguyên liệu này và để có được một bát nước chấm ngon, bạn cần 1 thìa nước cốt chanh - 1 thìa đường - 1 thìa mắm - 4 thìa nước lọc.
Khuấy lên cho các nguyên liệu này hòa tan vào nhau thành một dung dịch đồng nhất. Nếu đường vẫn còn lắng ở đáy mà chưa tan thì bát nước chấm nem của bạn chưa đạt được độ hài hòa và chuẩn vị.
![]() |
Đến khi ăn thì bạn cho tỏi ớt đã băm nhuyễn và rắc thêm chút hạt tiêu vào là đã có được bát chấm nem rán đạt yêu cầu. |
Chúc các bạn thành công với cách làm nem rán giòn rụm này nhé!
(Theo Dân Việt)
" alt="Món ngon: Cách làm nem rán thơm ngon"/>Điều bất ngờ về bó hoa cô dâu Meghan cầm trong đám cưới với hoàng tử Harry